Kết quả sau 03 năm thực hiện Nghị quyết số 111-NQ/TU ngày 11/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn huyện Yên Thế

|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Thực hiện Nghị quyết số 111-NQ/TU ngày 11/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; sau gần 03 năm triển khai, thực hiện, trên cơ sở cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo về của trung ương, của tỉnh về chuyển đổi số, công tác chuyển đổi số của huyện đã đạt được nhiều kết quả tiến bộ trên cả 3 lĩnh vực chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

UBND huyện thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn các chuyên đề về chính quyền số, kinh tế số, xã hội số cho đội ngũ cán bộ, công chức và Tổ công nghệ số cộng đồng từ huyện đến cơ sở

UBND huyện đã tham mưu cho BTV Huyện ủy ban hành Nghị quyết số 74-NQ/HU ngày 01/10/2021 về Chuyển đổi số huyện Yên Thế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, đồng thời UBND huyện ban hành Kế hoạch số 49/KH-UBND ngày 19/11/2021 về Chuyển đổi số huyện Yên Thế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; các kế hoạch chuyển đổi số hàng năm và nhiều văn bản khác để chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số (đã ban hành 40 văn bản). Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn ban hành kế hoạch chuyển đổi số tại địa phương; kết quả 100% cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn đã xây dựng và ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 111-NQ/TU và kế hoạch 5 năm về chuyển đổi số tại địa phương. Thành lập Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số cấp huyện, đồng chí Chủ tịch UBND huyện là Trưởng Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số (CĐS); thành lập Tổ Thư ký giúp việc Ban Chỉ đạo CĐS gồm các cơ quan chuyên môn thuộc huyện (mỗi cơ quan 1 thành viên). Ban hành quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ đạo và Tổ Thư ký giúp việc CĐS huyện. Trong 03 năm, Ban Chỉ đạo CĐS huyện đã ban hành kế hoạch hoạt động; tổ chức 05 hội nghị họp Ban Chỉ đạo CĐS để kịp thời rà soát, chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ và định hướng nhiệm vụ trọng tâm hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, các xã thị trấn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ chuyển đổi số, xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện CĐS tại cơ quan, đơn vị, ngành, lĩnh vực, địa bàn phụ trách; tiên phong, gương mẫu đi đầu trong CĐS để tạo lan tỏa, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ; lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số là một trong những tiêu chí để đánh giá, xếp loại người đứng đầu; đưa nội dung CĐS vào sinh hoạt chuyên đề tại các chi bộ để tạo sự đồng thuận, thống nhất, quyết tâm chính trị cao trong cả hệ thống chính trị.

Về phát triển chính quyền số: 

Trong 3 năm qua, huyện đã quan tâm đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện trang thiết bị hệ thống họp trực tuyến, hệ thống mạng LAN, máy tính, máy in, máy quét, thiết bị số hóa, lắp đặt hệ thống camera, triển khai ứng dụng các phần mềm... đã góp phần hoàn thành các chỉ tiêu quan trọng về chuyển đổi số: Hệ thống họp trực tuyến luôn sẵn sàng và đảm bảo thông suốt từ huyện về xã; hỗ trợ 19/19 xã, thị trấn xây dựng, đưa vào sử dụng Cổng thông tin điện tử các xã, thị trấn.

Sử dụng hiệu quả các ứng dụng trong quản lý điều hành. Đến nay 100% văn bản đến và đi được quản lý trong Hệ thống QLVB&ĐHTN; tỷ lệ hồ sơ công việc được xử lý theo chu trình khép kín cấp huyện đạt 80%; cấp xã 55%. Đến nay tỷ lệ cán bộ, công chức sử dụng phần mềm QLVB&ĐHTN cấp huyện đạt 100%, cấp xã đạt 85%.Tỷ lệ văn bản điện tử đi được ký số bằng chữ ký số cơ quan cấp huyện, cấp xã đạt 100%; tỷ lệ văn bản điện tử đi được ký số bằng chữ ký số của lãnh đạo cấp huyện đạt 99%; cấp xã đạt 99,8%. Thực hiện cơ chế một cửa điện tử: 100% hồ sơ tiếp nhận và giải quyết qua một cửa điện tử. Các TTHC được giải quyết nhanh gọn, tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng và trước hạn đạt 99,46%; tỷ lệ hồ sơ trực tuyến trên toàn huyện đạt 66,44%, từ đầu năm 2024 đến nay đạt tỷ lệ 99,96%. Triển khai thu thập thông tin phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (100% dân số), cấp CCCD cho 89.981 công dân, đã thực hiện kích hoạt tài khoản ĐDĐT cho 75.550 trường hợp (hoàn thành 100% chỉ tiêu kích hoạt cho công dân đủ điều kiện kích hoạt tài khoản ĐDĐT trên địa bàn huyện). Tỷ lệ ký số cá nhân của các cơ quan, đơn vị/số văn bản của cơ quan, đơn vị: 32.468/32.641, đạt 98,47% (từ đầu năm 2024 đến nay đạt tỷ lệ 99,52%). Thực hiện số hóa hồ sơ tiếp nhận mới 25 dịch vụ công thiết yếu từ ngày 01/7/2022 và thực hiện số hóa tại chỗ 100% kết quả giải quyết TTHC tại bộ phận một cửa các cấp từ 01/01/2023. Thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt tại bộ phận một cửa cấp huyện, cấp xã gần 9 tỷ đồng.

Về phát triển kinh tế số:

Từng ngành, từng lĩnh vực đã chủ động ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật số vào hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả, lợi thế cạnh tranh và tối ưu lợi ích cho khách hàng, để tăng năng suất lao động, giá trị hàng hóa.

Bộ phận một cửa cấp huyện, cấp xã đã được trang bị ít nhất 01 mã QR để phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt và thực hiện thanh toán trực tuyến trên Cổng DVC Quốc gia. Thanh toán trực tuyến vượt 28,57% chỉ tiêu giao năm 2023. Các trường học, cơ sở y tế, các chợ dân sinh trên địa bàn và các tuyến phố của 02 thị trấn Phồn Xương và Bố Hạ đã thực hiện thanh toán qua mã QR không dùng tiền mặt. 

Hiện nay các đơn vị có sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP đều tham gia các sàn thương mại điện tử, với hơn 12 sản phẩm trưng bày trên 9 sàn thương mại điện tử gồm: 10 sản phẩm trên sàn Shopee, 11 sản phẩm trên sàn Voso, 8 sản phẩm trên sàn Postmart, 9 sản phẩm trên sàn 24h, 2 sản phẩm trên sàn tiepthiso, 1 sản phẩm trên sàn techfest 247, 1 sản phẩm trên sàn sendo, 2 sản phẩm trên sàn Alaky, 2 sản phẩm trên sàn Ocopmart. Tổng số lượng giao dịch trên các sàn thương mại điện tử là 102.979. Trong đó số giao dịch trên Voso và Postmart là 209/230 tổng số lượng bưu gửi chuyển phát hàng hóa qua Bưu điện Việt Nam và Viettel Post tại địa bàn, đạt 90,96%. Hiện nay, 100% sản phẩm OCOP; khoảng 90% sản phẩm chủ lực, đặc trưng của huyện được giao trên sàn thương mại điện tử, trang thương mại điện tử.

Đã rà soát, cập nhật bản đồ số hóa các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh các sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng; các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn; xây dựng 26 mã số vùng trồng gắn với các sản phẩm chủ lực, đặc trưng của huyện như vải thiều, nhãn, bưởi... 100% HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có website riêng để giới thiệu sản phẩm; 33/33 sản phẩm OCOP đều có tem truy xuất nguồn gốc, được đưa lên giao dịch mua bán qua các sàn thương mại điện tử như: voso.vn, 24h.vn, techfest 247, tiepthiso, ocopmart, Alaky, Shopee, hệ thống siêu thị Go... 

Về phát triển xã hội số: 

Đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chuyển đổi số đến đông đảo người dân, nhận thức và hành động của người dân về chuyển đổi số được nâng lên rõ rệt. 19/19 xã, thị trấn, 197/197 thôn có tổ công nghệ số cộng đồng thường xuyên hỗ trợ các hoạt động. Thực hiện tốt việc cấp căn cước công dân và tài khoản định danh điện tử. Hệ thống đường truyền internet băng thông rộng đảm bảo sẵn sàng đáp ứng đến từng hộ dân khi có nhu cầu, mạng 3G, 4G phủ sóng toàn huyện. Người dân đã tham gia nhiều nhóm Zalo... để phục vụ công việc và đời sống. Trên 70% dân số trưởng thành có tài khoản ngân hàng thực hiện giao dịch điện tử. Nhiều ngành đã duy trì có hiệu quả các ứng dụng chuyển đổi số phục vụ người dân như y tế, giáo dục, tư pháp, tài nguyên, du lịch... Cùng với đó công tác an toàn, an ninh thông tin trong chuyển đổi số được đảm bảo; không để xảy ra các sự cố lớn trên địa bàn huyện.

Phát huy kết quả đã đạt được trong 3 năm qua, thời gian tới, nhiệm vụ chuyển đổi số tiếp tục được tập trung triển khai, thực hiện, trong đó chú trọng một số nội dung, giải pháp:

Một là, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với việc thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số; chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp uỷ, chính quyền và người dân nhằm tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động giữa các cấp, các ngành về chuyển đổi số. 

Hai là, tiếp tục triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Nghị quyết số 74-NQ/HU ngày 01/10/2021 của BTV Huyện ủy về Chuyển đổi số huyện Yên Thế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 và Kế hoạch số 49/KH-UBND ngày 19/11/2021 của UBND huyện về Chuyển đổi số huyện Yên Thế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Ba là, thường xuyên đào tạo, tập huấn bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn; kiện toàn lại Tổ công nghệ số cộng đồng các cấp để phát huy triệt để hiệu quả hoạt động của Tổ công nghệ số gần dân nhất.

Bốn là, xây dựng kế hoạch hàng năm cụ thể, chi tiết, sát với thực tế để thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của giai đoạn đã đề ra. Tiếp tục quan tâm, đầu tư phát triển hạ tầng CNTT, hạ tầng số nhằm đáp ứng việc thực hiện chuyển đổi số; bố trí nguồn lực đảm bảo để thực hiện chuyển đổi số./.

Thân Minh Sâm - HUV, Phó Chủ tịch UBND huyện